Xử lý dính thắng lưỡi ở trẻ em như thế nào cho đúng?

Dính thắng lưỡi ở trẻ em là dị tật bẩm sinh mức độ nhẹ, chiếm khoảng 5% tổng số trẻ được sinh ra. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng dính thắng lưỡi? Dính thắng lưỡi ở trẻ có tự mất đi không? Xử trí dính thắng lưỡi ở trẻ em như thế nào cho đúng? Hãy cùng tìm hiểu những điều này ngay sau đây.

Dính thắng lưỡi ở trẻ em là bệnh gì?

Dính thắng lưỡi ở trẻ em là một dạng dị tật bẩm sinh nhẹ, tình trạng này còn được gọi là dính phanh lưỡi.

Dính thắng lưỡi được mô tả như sau: Phanh lưỡi là lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi, khi dính phanh lưỡi, lớp màng này sẽ ngắn, dày và căng hơn bình thường, điều này khiến chuyển động lưỡi ở trẻ gặp khó khăn.

Tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ xuất hiện từ khi mới sinh ra, thường được phát hiện khi thăm khám định kỳ hoặc mẹ phát hiện khi cho con bú.

Phần lớn trường hợp dính thắng lưỡi ở trẻ đều ở mức độ nhẹ nếu phụ huynh phát hiện sớm, thông qua tiểu phẫu cắt thắng lưỡi là trẻ có thể ăn và cử động lưỡi bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu để quá lâu, mức độ dính thắng lưỡi sẽ nặng hơn, phần lưỡi của trẻ dần hình thành những mạch máu lớn, lúc này việc cắt thắng lưỡi sẽ gây mất máu nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Thắng lưỡi lưỡi của trẻ bình thường

Đối với trẻ sơ sinh, tình trạng dính thắng lưỡi khá khó để nhận biết, do đó phụ huynh có thể dựa vào hình ảnh thắng lưỡi của trẻ bình thường để so sánh với bé nhà mình:

dính thắng lưỡi trẻ em
dính thắng lưỡi trẻ em

Dấu hiệu dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh

Tật dính thắng lưỡi khiến trẻ gặp khó khăn khi bú, từ đó làm tăng thời gian bú, khiến trẻ chậm tăng cân,…

Các mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để xác định bé nhà mình có đang bị dính thắng lưỡi hay không nhé:

  • Thắng lưỡi ngắn, làm hạn chế cử động của lưỡi.
  • Đầu lưỡi của bé không thè ra ngoài môi được.
  • Đầu lưỡi không để đụng vòm họng trên.
  • Khi trẻ khóc, đầu lưỡi có hình trái tim.
  • Khi trẻ thè lưỡi có hình vuông hoặc hình nhọn.
  • Dính thắng lưỡi khiến răng cửa hàm dưới bị thưa hoặc nghiêng.
  • Trẻ khó khăn khi bú, phát âm không rõ ràng.

Xử lý dính thắng lưỡi ở trẻ em như thế nào?

Thắng lưỡi là lớp niêm mạc hình tam giác, kết nối miệng với mặt dưới của lưỡi. Tình trạng dính thắng lưỡi khiến cho lưỡi của trẻ khó di động hoặc di động hạn chế. Vậy làm cách nào để xử trí tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ em?

Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh mức độ nhẹ, tình trạng này thường khiến trẻ chậm bú, khó tăng cân, làm đau núm vú hoặc gây viêm vú ở mẹ. Khi lớn hơn, phần thắng lưỡi sẽ cản trở đến quá trình tập nói, khiến việc phát âm của bé gặp khó khăn, phát âm không rõ chữ,…

Cách tốt nhất để xử trí tật dính thắng lưỡi ở trẻ em chính là phẫu thuật, cắt phần dính thắng lưỡi để trẻ phát triển bình thường.

Khi nào cắt dính thắng lưỡi cho bé?

Trẻ bị dính thắng lưỡi nên phẫu thuật trong thời gian sớm nhất có thể. Thường là sau khi sinh, các bác sĩ Nhi khoa sẽ kiểm tra, thăm khám tổng quát cho bé, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ bé bị dính thắng lưỡi, bác sĩ sẽ chuyển bé đến khoa Tai mũi họng để chẩn đoán chính xác, nếu đúng bé bị tật dính thắng lưỡi, nên được phẫu thuật để cắt bỏ sớm.

Phần lớn trẻ em từ 1 tuổi trở lên có thể phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi, do đó các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng về tình trạng này.

Cắt dính thắng lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi ở trẻ em được cho là thủ thuật đơn giản, chỉ cần dùng kéo cắt bỏ phần màng, bác sĩ có thể sử dụng xịt tê tại chỗ khi cắt. Phẫu thuật này hầu như không chảy máu và cũng rất ít đau. Sau khi cắt từ 10 – 15 phút, mẹ có thể cho bé bú bình thường.

Khi nào không nên cắt dính thắng lưỡi ở trẻ em?

Theo các chuyên gia, phần lớn trẻ nhỏ khi bị dính thắng lưỡi đều nên phẫu thuật để loại bỏ, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp không nên thực hiện phẫu thuật, cụ thể là: Trẻ mắc chứng rối loạn đông máu, nhiễm trùng răng miệng,…

Với tình trạng này, cha mẹ nên cho bé thăm khám trực tiếp tại Bệnh viện uy tín để được tư vấn tốt nhất.

Cắt thắng lưỡi trẻ em
Cắt thắng lưỡi trẻ em

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu dính thắng lưỡi, cha mẹ có thể đưa bé đến Bệnh viện Răng Hàm Mặt Worldwide để được chẩn đoán và điều trị sớm. Tại đây, đội ngũ bác sĩ chuyên môn sẽ đưa ra tư vấn chính xác, giúp trẻ loại bỏ tình trạng dính thắng lưỡi một cách nhẹ nhàng, không ảnh hưởng đến tâm lý.

Tùy vào độ tuổi của bé mà phương pháp cắt dính thắng lưỡi sẽ khác nhau, tuy nhiên phần lớn ca phẫu thuật chỉ cần gây tê tại chỗ, thực hiện ngay tại phòng khám.

Trẻ được cắt dính thắng lưỡi bằng phương pháp gây tê có thể về nhà ngay trong ngày, kết hợp sử dụng thuốc giảm đau để trẻ không quấy khóc.

Thông thường sau khi cắt dính thắng lưỡi ở trẻ em 30 phút, trẻ có thể uống sữa lạnh hoặc bú mẹ, không ảnh hưởng quá lớn đến sinh hoạt bình thường của trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0928387989