Thuật ngữ “làm răng” ở đây rất đa dạng, có thể bao gồm rất nhiều việc điều trị chuyên khoa răng hàm mặt: từ việc đơn giản như lấy vôi răng, trám răng, đến việc phức tạp như chữa tủy răng, nhổ răng hay phải thực hiện phẫu thuật. Vì vậy, các bạn cần phải phân biệt trong trường hợp nào thì “được làm”, trường hợp nào thì “không”. Và việc làm răng sứ thẩm mỹ cho mẹ bầu, thuốc gây tê có ảnh hưởng gì đến thai nhi ?
Đang mang thai có làm răng sứ được không?
Việc thực hiện làm răng sứ trong khi đang mang thai là 1 điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, cần phải có được sự chỉ định và có sự theo dõi sát sao bởi bác sĩ nha khoa làm răng sứ giỏi, cũng như có lời khuyên từ bác sĩ sản khoa.
Thông thường, những phụ nữ khi mang thai khi muốn làm răng sứ thì có thể được chỉ định thực hiện vào khoảng giữa thai kỳ (từ sau tháng thứ 3 đến tháng thứ 6). Vì lúc này thì thai nhi đã được ổn định cũng như sức khỏe của mẹ cũng được tốt hơn. Không còn bị nghén nữa nên những việc tác động vào răng sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sức khỏe của cả mẹ và bé.
Còn đối với giai đoạn đầu và cuối thai kỳ thì các mẹ lưu ý nên hạn chế thực hiện làm răng sứ vì:
Ở giai đoạn đầu, thai nhi vừa mới hình thành và còn khá yếu nên nếu như có những tác động vào cơ thể sẽ dễ dàng làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Với giai đoạn ở cuối thai kỳ khi bụng mẹ đã khá to, em bé lớn rất nhanh gây chèn ép và khó chịu cho mẹ, đặc biệt là khi phải đi lại nhiều, nằm nhiều. Việc làm răng sứ lại đòi hỏi bạn phải đi lại nhiều và nằm lâu nên có thể ảnh hưởng đến chất lượng của răng sứ.
Răng sứ cho mẹ bầu, thuốc gây tê có ảnh hưởng đến thai nhi ?
Về mặt lý thuyết, thuốc tê sẽ không gây ảnh hưởng gì cho em bé cả, do đó việc trám răng, nhổ răng không gây ra vấn đề gì đối với bạn. Tuy nhiên, ở 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong việc hình thành cơ thể của đứa trẻ, do đó các bác sĩ thường sẽ tránh điều trị trong giai đoạn này trừ khi có vấn đề rất cần thiết, nếu như để cho người mẹ có tâm lý quá hoảng sợ trong giai đoạn này thì cũng không tốt.
Thông thường thì chúng ta sẽ đợi qua 3 tháng giữa của thai kỳ để thực hiện điều trị thì sẽ an toàn hơn. Đối với giai đoạn 3 tháng cuối nếu như mẹ quá lo lắng, căng thẳng khi thực hiện điều trị răng miệng cũng vẫn có thể gây ra co bóp tử cung khiến có nguy cơ sinh non. Do đó, bạn cần thật bình tĩnh, tâm lý thoải mái khi đi điều trị để có kết quả tốt nhất.
Ngoài ra, nếu bạn đang có thai, bạn phải báo điều này để bác sĩ sẽ phải cẩn thận hơn khi kê toa thuốc cho bạn và sẽ không thực hiện chụp phim trong giai đoạn này.