Niềng răng bằng mắc cài kim loại là một phương pháp chỉnh nha truyền thống. Vì nó mang lại tính hiệu quả cao và giúp tiết kiệm được nhiều chi phí. Tuy nhiên, đối với đa số những người đang có nhu cầu chỉnh nha thì họ vẫn chưa thực sự hiểu rõ hết về phương pháp này. Vậy, thế nào là quy trình niềng răng mắc cài kim loại chuẩn nha khoa? Bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây, để tìm ra cho mình câu trả lời nhé!
Niềng răng mắc cài kim loại là gì?
Phương pháp niềng răng mắc cài bằng kim loại là nền tảng cơ bản của các phương pháp chỉnh nha niềng răng hiện đại ngày nay. Niềng răng bằng mắc cài kim loại đã được xuất hiện từ rất lâu và đạt được hiệu quả đối với trường hợp chỉnh răng hô, móm, thưa, lệch lạc từ những ca khó đến phức tạp… Niềng được làm bằng chất liệu hợp kim Niken – Titanium nên phương pháp chỉnh nha này có độ bền cao, có độ cứng chắc, lực tác dụng lên răng đều và ổn định.
Niềng răng mắc cài kim loại có hai loại:
Niềng răng mắc cài kim loại thường:
Là một phương pháp niềng răng được phổ biến nhất, bằng cách sử dụng dây thun chỉnh nha để gắn cố định dây cung vào vị trí từng mắc cài, dây thun có tác dụng để hỗ trợ cho quá trình niềng răng hiệu quả.
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc- tự khóa-tự đóng:
Là phương pháp được cải tiến với hệ thống nắp trượt để giúp giữ dây cung gắn vào với mắc cài. Nhờ vậy, dây cung có thể dễ dàng trượt tự do trong vị trí rãnh mắc cài, có thể tác động điều chỉnh lực liên tục lên răng, làm cho răng có thể dịch chuyển nhanh hơn và từ đó rút ngắn được thời gian điều trị. Niềng răng bằng phương pháp mắc cài kim loại tự động có thể khắc phục được những nhược điểm của niềng răng truyền thống, hạn chế được tối đa tình trạng giãn thun và bung tuột mắc cài.
Ưu điểm của phương pháp niềng răng mắc cài kim loại
- Hiệu quả trong việc chỉnh nha cao
- Chi phí cho chỉnh nha thấp
- Thực hiện được cả với những ca chỉnh nha khó
- Thời gian điều trị được rút ngắn
- Kiểu dáng được thiết kế đa dạng
Quy trình niềng răng mắc cài kim loại chuẩn nha khoa
Giai đoạn 1: Thăm khám tổng quát, tiến hành chụp phim và tư vấn điều trị
Các bác sĩ sẽ khám tổng quát và lấy dấu mẫu của hàm, thực hiện chụp hình, xem xét và tư vấn cụ thể chính xác về tình trạng răng miệng, giúp lên kế hoạch điều trị cho trường hợp răng của bạn.
Giai đoạn 2: Điều trị tổng quát
Trước khi thực hiện gắn mắc cài, bạn sẽ được bác sỹ kiểm tra lại tình trạng răng, điều trị các bệnh lý nếu có như cạo vôi răng, chữa tủy, trị viêm nha chu, …
Giai đoạn 3: Gắn khí cụ
Tùy vào tình trạng của từng răng, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài cho bạn như tách kẽ răng, lấy dấu có khâu, …
Giai đoạn 4: Gắn mắc cài trong tháng đầu tiên
Khung mắc cài sẽ được gắn trực tiếp lên trên răng, đặt dây cung vào vị trí rãnh của các mắc cài để tạo lực siết di chuyển răng. Quy trình thực hiện gắn mắc cài gồm các bước như sau:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ đánh bóng nhẹ bề mặt trên răng của bạn.
- Bước 2: Sử dụng các dụng cụ để banh miệng bằng nhựa để kéo hai má ra hai bên. Sau đó, tiến hang làm khô răng và bôi keo nha khoa lên trên bề mặt răng để giữ cho các mắc cài ở trên răng.
- Bước 3: Mắc cài và keo sẽ được cứng lại nhanh chóng nhờ ánh sáng quang trùng hợp.
- Bước 4: Sau khi thực hiện cố định các mắc cài trên răng, dây cung được đặt trên rãnh sẽ được cố định bằng dây thun chuyên dụng
Giai đoạn 5:
Thực hiện tái khám tháng thứ 2 đến khi nào kết thúc lộ trình đeo niềng răng bằng mắc cài kim loại
Sau thời gian từ 3 đến 6 tuần, bác sĩ sẽ hẹn bạn đến nha khoa để được tái khám và thực hiện các bước điều trị thêm như thay thun, thay dây cung, tăng lực siết hàm và thực hiện vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng…
Giai đoạn 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì
Khi đến thời gian dự kiến trong phác đồ điều trị có sẵn, các bác sĩ sẽ tháo mắc cài, dây cung và các khí cụ có trên răng của bạn. Để đảm bảo cho răng không bị xô lệch trở lại, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đeo hàm duy trì để ổn định răng.