Cắm Implant là gì? Quy trình cắm Implant chuẩn nhất hiện nay

Cắm Implant được xếp vào công nghệ trồng răng hiện đại nhất hiện nay, với hệ thống trụ Implant được gắn chắc chắn vào xương hàm, khôi phục chức năng nhai của vị trí bị mất răng một cách hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về kỹ thuật này nhé!

Cắm Implant là gì?

Cắm Implant là phương pháp cấy ghép hệ thống Implant lên xương hàm, nhằm thay thế cho vị trí bị mất răng, giúp khách hàng khôi phục chức năng nhai hiệu quả.

Phương pháp cắm răng Implant cho phép nha sĩ khôi phục lại chiếc răng bị mất mà không làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, sau cấy ghép, bệnh nhân sẽ có được chiếc răng giả cố định, tiện dụng.

cam implant
Cắm Implant là phương pháp cấy ghép hệ thống Implant lên xương hàm, nhằm thay thế cho vị trí bị mất răng

Mất răng là tình trạng không nên để lâu, vì sau thời gian mất răng, phần xương hàm sẽ tiêu biến dần, dẫn đến tụt nướu, ảnh hưởng đến các răng xung quanh.

Sau khi cắm răng Implant, bạn cần tuân thủ chế độ vệ sinh răng miệng nghiêm ngặt, đồng thời cần kiểm tra răng định kỳ để theo dõi khả năng tích hợp của hệ thống Implant.

Các bước cắm Implant – Quy trình cắm Implant

Cắm Implant là quy trình đòi hỏi kỹ thuật, trình độ chuyên môn cao, quy trình cấy ghép Implant có thành công hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố như:

  • Chất lượng của hệ thống trụ Implant
  • Kỹ thuật thực hiện cấy ghép của bác sĩ
  • Khả năng thích nghi của cơ thể
  • Loại xương ghép được lựa chọn

Hiểu rõ về các bước cắm Implant sẽ giúp bệnh nhân có được cái nhìn tổng quan về cơ chế hoạt động của phương pháp điều trị này.

Trước khi tìm ra hệ thống Implant phù hợp cũng như lên kế hoạch điều trị hợp lý, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng mất răng của bệnh nhân, thông qua quá trình thăm khám, chụp X quang.

Sau đó, bạn sẽ được tư vấn cụ thể về quy trình cấy ghép Implant, từ bước trao đổi này, bạn có thể tự trả lời một số câu hỏi như: Cần đặt bao nhiêu trụ Implant? Xương hàm có đủ khỏe để cấy ghép Implant hay không? Thời gian cấy ghép Implant mất khoảng bao lâu?…

Sau khi thống nhất về phương pháp cấy ghép, loại trụ Implant cũng như các yếu tố liên quan đến quy trình cấy ghép, bác sĩ sẽ hẹn ngày thực hiện cấy ghép, trước khi quay lại để thực hiện cấy ghép, điều bệnh nhân cần chuẩn bị là một sức khỏe tốt, ăn uống đủ no để quá trình cắm răng Implant diễn ra thành công.

Dưới đây là 3 bước chính của một quy trình cắm Implant:

Bước 1. Đặt trụ Implant vào xương hàm

Bước đầu tiên trong quy trình cấy ghép răng Implant chính là đặt trụ Implant vào xương hàm, đây được xem là giai đoạn khá quan trọng trong một quy trình cắm răng Implant.

Thời gian nghỉ dưỡng, chờ lành thương sau khi thực hiện cấy ghép sẽ tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng răng cũng như số lượng phẫu thuật thực hiện, cụ thể là:

  • Cần 2 – 3 ngày để nghỉ dưỡng, nếu bệnh nhân cấy nhiều trụ Implant, có thực hiện phẫu thuật nâng xoang, ghép xương,…
  • Bệnh nhân có thể làm việc, sinh hoạt bình thường sau khi thực hiện cấy ghép nếu đó là ca cấy ghép đơn lẻ

Bước 2. Chờ lành thương

Giai đoạn tiếp theo của quy trình cấy ghép Implant là chờ trụ Implant tích hợp với xương hàm, lúc nào bác sĩ sẽ lắp tạm cho bệnh nhân mão răng giả để đảm bảo cho việc ăn uống.

Tùy vào cơ địa, độ tuổi cấy ghép răng mà thời gian chờ trụ Implant tích hợp sẽ mất từ 4 – 6 tháng.

Bước 3. Gắn răng sứ lên trụ Implant

Sau khi trụ Implant lành thương, bác sĩ sẽ hẹn bạn quay lại để kiểm tra, nếu trụ Implant đã tích hợp với xương hàm, bạn sẽ được gắn mão răng sứ lên trụ Implant để hoàn thiện hệ thống Implant.

Ưu điểm của công nghệ cắm Implant

Cắm ghép răng Implant được xem là công nghệ trồng răng tối ưu, hiện đại, giúp các bệnh nhân mất răng có thể khôi phục khả năng ăn uống như bình thường.

cam implant
Cắm răng Implant đã trở thành lựa chọn của hầu hết các bệnh nhân mất răng hiện nay

Khi bị mất răng, bệnh nhân có thể lựa chọn làm cầu răng sứ, làm giả tháo lắp, tuy nhiên cắm răng Implant vẫn là phương pháp được nha sĩ khuyên dùng, nếu xương hàm của bệnh nhân đủ tốt.

Trồng răng Implant sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, khắc phục được những hạn chế của 2 phương pháp trồng răng còn lại, vậy ưu điểm cụ thể của kỹ thuật trồng răng Implant là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây:

  • Đầu tiên, răng Implant là chiếc răng giả có mức độ cố định cao, chắc chắn, hoàn toàn không lỏng lẻo như hàm giả tháo lắp.
  • Thứ hai: Cắm răng Implant sẽ hạn chế được tình trạng tiêu xương do mất răng, đây cũng là hạn chế của phương pháp cầu răng sứ.
  • Thứ 3: So với hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ thì cắm răng Implant có độ bền cao hơn khá nhiều, nếu bệnh nhân có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý, tái khám định kỳ theo lịch hẹn, hệ thống Implant có thể duy trì được vĩnh viễn.
  • Thứ 4: Trồng răng Implant có thể bảo toàn răng thật, không tác động đến các răng xung quanh, nhờ đó đảm bảo sức khỏe răng miệng được duy trì ổn định.
  • Thứ 5: Hệ thống răng Implant được cố định chắc chắn trên xương hàm, do đó bệnh nhân có thể vệ sinh cho răng như một chiếc răng bình thường, không cần tháo ra vệ sinh như phương pháp hàm giả tháo lắp.

Trên đây là những ưu điểm nổi bật của phương pháp cắm Implant, từ những ưu điểm này, cắm răng Implant đã trở thành lựa chọn của hầu hết các bệnh nhân mất răng hiện nay, phương pháp này không những đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn mang lại sự ổn định, cùng thời gian sử dụng lâu bền.

Ai không nên cắm răng Implant?

Tuy trồng răng Implant là phương pháp sở hữu khá nhiều ưu điểm nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng kỹ thuật này, dưới đây là 6 nhóm đối tượng chống chỉ định cắm implant:

1. Trẻ em dưới 17 tuổi

Trẻ em dưới 17 tuổi là nhóm đối tượng không nên trồng răng Implant vì đây là độ tuổi xương hàm chưa ổn định hoàn toàn, việc cắm trụ Implant trên xương có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm.

2. Phụ nữ mang thai, cho con bú

Kỹ thuật trồng răng Implant sẽ sử dụng đến tia X- quang và một số loại thuốc kháng sinh, do đó phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên áp dụng kỹ thuật này để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

3. Người mắc bệnh mãn tính

Bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu, cường cận giáp hoặc đang xạ trị ung thư là nhóm đối tượng không nên áp dụng phương pháp cấy ghép răng Implant, vì lúc này cơ thể người bệnh không thể kiểm soát được quá trình lành thương, hệ thống miễn dịch suy giảm, khiến quy trình cấy ghép gặp khó khăn.

4. Xương hàm không đầy đủ

Yêu cầu để có được hệ thống Implant chắc chắn sau khi cấy ghép là trụ Implant phải được đặt trên nền xương khỏe, có đủ diện tích để Implant trụ vững, do đó phương pháp này không phù hợp với những bệnh nhân có mật độ xương hàm quá thấp hoặc khe răng hẹp, không đủ diện tích để đặt trụ Implant.

5. Người nghiện thuốc lá nặng

Thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng, khiến vết thương khó lành, làm trụ Implant không thể tích hợp với xương hàm, trường hợp nặng sẽ bị viêm nhiễm, tiêu xương, do đó trong quy trình cắm răng Implant, bệnh nhân không nên sử dụng thuốc lá.

Với những người nghiện thuốc lá, nha sĩ sẽ khuyên không nên áp dụng kỹ thuật cắm răng Implant vì quy trình cấy ghép thường có tỷ lệ thất bại khá cao.

6. Người rối loạn tâm thần

Bệnh nhân rối loạn tâm thành hoặc người thường xuyên trải qua cảm giác căng thẳng không nên thực hiện trồng răng Implant vì liệu pháp trồng răng sẽ khiến họ trở nên căng thẳng, từ đó không thể chịu đựng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Các biến chứng sau cắm Implant là gì?

Biến chứng có thể xảy ra sau khi cấy ghép Implant là vấn đề được khá nhiều khách hàng quan tâm, vì cấy ghép Implant tác động trực tiếp đến xương hàm.

cam implant
Các biến chứng có thể gặp sau cắm Implant là gì?

Nếu kỹ thuật cấy ghép Implant không được thực hiện một cách chuẩn xác, có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Sưng, đau kéo dài hơn 5 ngày
  • Nhiễm trùng tại vùng cấy Implant
  • Chảy máu kéo dài sau phẫu thuật
  • Viêm nhiễm xung quanh trụ Implant
  • Tổn thương các mô răng lân cận
  • Trụ Implant bị lệch
  • Trụ Implant không tích hợp,…

Trên đây là những biến chứng có thể gặp phải nếu kỹ thuật cấy ghép Implant không đảm bảo, ngoài ra bệnh nhân còn có thể gặp các biến chứng muộn sau khi cấy ghép Implant như:

  • Tổn thương mô, dây thần kinh, do Implant đặt quá gần dây thần kinh
  • Sưng, sốt kéo dài
  • Chấn thương xung quanh vùng đặt Implant
  • Implant gây viêm nhiễm,…

Chăm sóc răng sau khi cắm Implant như thế nào?

Để hạn chế tối đa các biến chứng sau khi cấy ghép Implant, người bệnh cần chăm sóc răng miệng hợp lý, tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Khi vệ sinh răng miệng, nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước và nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch, đồng thời không quên tái khám định kỳ hàng năm.

Sau khi cấy Implant, hạn chế sử dụng các món ăn cứng, dai, ưu tiên sử dụng các loại thức ăn mềm, tuyệt đối không dùng răng để mở các vật cứng như nắp chai, vì lúc này răng chưa hoàn toàn ổn định, dễ dẫn đến chấn thương, lệch lạc,…

Nên đeo máng nhai trong khi ngủ nếu bạn có tật nghiến răng, vì nghiến răng sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống Implant.

Trường hợp nào cần cắm Implant?

Dưới đây là những trường hợp cần cắm Implant để phục hồi chức năng nhai:

1. Người bị mất 1 răng hoặc nhiều răng

Người bị mất 1 răng hoặc nhiều răng, không thuộc các trường hợp chống chỉ định được nêu ở phần trên của bài viết đều có thể áp dụng kỹ thuật trồng răng Implant để cải thiện tình trạng răng miệng của mình.

2. Người muốn bảo tồn răng thật

Với những khách hàng bị mất răng nhưng không muốn tác động đến răng thật thì phương pháp cấy ghép Implant là sự lựa chọn hợp lý, trong trường hợp này, bệnh nhân có thể bảo tồn răng thật, duy trì chức năng nhai lâu dài.

3. Người bị mất răng hàm

Răng hàm là răng giữ chức năng nhai, nghiền thức ăn, do đó nha sĩ luôn khuyên bệnh nhân nên sử dụng phương pháp cấy ghép Implant trong trường hợp bị mất răng hàm.

Khi thay thế răng hàm bị mất với hệ thống răng Implant, lúc này Implant sẽ thay thế vai trò của một chiếc răng thật, bệnh nhân không cần mài nhỏ răng hai bên, hạn chế ảnh hưởng đến cấu trúc răng thật.

Có nên cắm răng Implant không?

Có nên cắm răng Implant không hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng cũng như điều kiện tài chính của khách hàng, vì đây là kỹ thuật trồng răng an toàn, ổn định.

Nếu xương hàm đủ chắc khỏe, bệnh nhân không thuộc các trường hợp chống chỉ định bên trên cũng như có điều kiện tài chính ổn định thì kỹ thuật cấy ghép Implant nên là ưu tiên hàng đầu trong trường hợp bị mất răng.

Hiện nay phương pháp trồng răng Implant ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn, mặc dù chi phí của kỹ thuật này cao hơn các hình thức trồng răng còn lại, tuy nhiên khách hàng có thể duy trì kết quả lâu dài, làm 1 lần nhưng được mãi mãi, do đó nếu đang băn khoăn có nên cắm Implant hay không, hãy tham khảo thêm ý kiến của nha sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Phương pháp cắm Implant “Không rạch nướu –Lật vạt”

Cắm Implant “Không rạch nướu – lật vạt” là kỹ thuật được Bệnh viện Răng hàm mặt – Thẩm mỹ Worldwide áp dụng hiện nay, nhờ vào kỹ thuật này, bệnh nhân cấy ghép răng Implant sẽ có thời gian lành thương nhanh chóng hơn, hạn chế các nhược điểm của kỹ thuật cấy ghép rạch nướu – lật vạt như:

  • Vết thương dài, rộng, khiến bệnh nhân mất nhiều máu, khó lành thương
  • Vết thương lớn gây sưng, viêm kéo dài
  • Chảy máu nhiều, khiến việc phục hình, lấy dấu kém chuẩn xác,…

Phải kiêng gì khi cắm răng Implant?

Kết quả của quy trình cấy ghép răng Implant có thành công hay không phụ thuộc khá nhiều vào cách chăm sóc và sức khỏe của bệnh nhân, vậy khi cắm răng Implant, bệnh nhân cần kiêng những gì?

1. Trước khi cắm răng Implant

Trước khi thực hiện cắm Implant, bệnh nhân cần phải:

  • Kiêng thuốc lá, rượu bia
  • Nói rõ tình trạng sức khỏe của bản thân
  • Chuẩn bị tâm lý thoải mái để thực hiện cấy ghép

2. Sau khi cắm răng Implant

Sau khi cắm răng Implant, hãy tuân thủ theo hướng dẫn của nha sĩ, đồng thời lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hạn chế dùng thực phẩm quá lạnh hoặc nóng
  • Không uống nước bằng ống hút
  • Không sử dụng đồ uống có ga
  • Kiêng hút thuốc lá
  • Không sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn
  • Không chơi thể thao có hoạt động mạnh sau cấy ghép khoảng 1 – 2 ngày
  • Không chạm vào vị trí mới cấy ghép
  • Khi đánh răng, hạn chế chạm vào vị trí cấy Implant
  • Sau khi cắm Implant, nếu có dấu hiệu chảy máu trong nhiều giờ, cần liên hệ với bác sĩ để đưa ra phương pháp khắc phục nhanh chóng

Cắm Implant mất bao lâu thì ổn định?

Thời gian thực hiện phẫu thuật cắm trụ Implant chỉ mất từ 15 – 20 phút/ 1 răng, tuy nhiên quá trình lành thương, chờ trụ Implant tích hợp với xương hàm sẽ lâu hơn.

Cắm Implant mất bao lâu thì ổn định sẽ phụ thuộc phần lớn vào tình trạng của xương hàm, việc xác định thời gian cấy ghép tương đối khó, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên sau khi kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn, nha sĩ sẽ tư vấn cụ thể về thời gian để cấy ghép Implant mất khoảng bao lâu.

cam implant
Thời gian thực hiện phẫu thuật cắm trụ Implant chỉ mất từ 15 – 20 phút/ 1 răng

Thông thường với xương hàm chắc khỏe, cắm Implant sẽ mất từ 1 – 2 tháng để ổn định, với những bệnh nhân có xương hàm bị tiêu biến hoặc cấu trúc xoang thay đổi, sẽ mất từ 3 – 8 tháng để hệ thống Implant ổn định trên xương hàm.

Phương pháp giảm đau sau khi cắm Implant

Kỹ thuật cấy ghép Implant tác động trực tiếp đến xương hàm, trước khi thực hiện cấy trụ Implant vào xương, các bác sĩ sẽ tiến hành tiền gây mê, do đó bệnh nhân sẽ trải qua quá trình cấy ghép khá nhẹ nhàng, tuy nhiên sau khi hết thuốc tê, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức tại vùng cấy ghép, dưới đây là một vài cách bạn có thể áp dụng để giảm đau sau khi cắm Implant:

  • Chườm đá
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
  • Không sử dụng nước muối để súc miệng
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm cứng
  • Ăn thức ăn lỏng sau 2 ngày đầu sau phẫu thuật

Cắm Implant răng cửa có được không?

Cắm Implant cho răng cửa vẫn có thể được thực hiện như bình thường, tuy nhiên do cấu trúc xương hàm của răng cửa khá mỏng, do đó việc sử dụng các loại trụ Implant kích thước lớn sẽ không đảm bảo thẩm mỹ sau khi phục hình, thay vào đó, bệnh nhân sẽ được khuyên dùng các loại trụ có thiết kế nhỏ, thuôn dài như trụ Implant Straumann của Thụy Sĩ hay Implant Mis C1 của Đức.

Người trẻ tuổi có cắm Implant được không?

Dựa trên danh sách chống chỉ định với kỹ thuật cắm Implant, bạn có thể thấy được nhóm đối tượng nào không nên cắm Implant.

Người trẻ tuổi (Dưới 17 tuổi) không nên thực hiện cấy ghép răng Implant để tránh ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm, những ở độ tuổi cao hơn, nên thăm khám trực tiếp tại nha khoa để xác định mức độ phù hợp với phương pháp cấy ghép này.

Cắm Implant là phương pháp cấy ghép răng hiện đại, giúp khách hàng khôi phục chức năng nhai, lấy lại sự tự tin khi giao tiếp, để biết cụ thể tình trạng răng miệng của mình có thể áp dụng phương pháp cấy ghép này hay không, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Một số câu hỏi thường gặp khác liên quan đến cắm Implant, nên lưu ý:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0928387989