Khi những chiếc răng sữa bắt đầu bị lung lay và sẽ rụng đi để thay thế vào đó là những chiếc răng vĩnh viễn sẽ theo trẻ suốt cả quãng thời gian sau này được coi là một trong những “cột mốc” rất quan trọng đầu đời của trẻ. Và đây cũng chính là gian đoạn mà các bậc phụ huynh cần phải theo dõi rất sát sao sự phát triển về răng miệng của con em mình. Mời quý phụ huynh cùng tìm hiểu về quá trình thay răng vĩnh viễn cho trẻ em qua bài viết dưới đây:
Quá trình thay răng vĩnh viễn cho trẻ
Khi đến thời kỳ thay răng, chân răng sữa sẽ bị tiêu đi, răng sữa sẽ bị lung lay và rụng để răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên. Răng sữa nào mọc trước sẽ thay trước. Các bậc cha mẹ đều muốn “canh” để giúp bé nhà mình thay răng sữa đúng thời điểm nhằm giúp con có được hàm răng đẹp. Nhưng mọi người lại rất bối rối vì không biết bé sẽ thay răng nào trước, răng nào sau. Thực ra, bé nhà bạn sẽ thay răng theo một trình tự nhất định như sau:
- 5-7 tuổi là quá trình các răng cửa giữa vĩnh viễn sẽ mọc, khi đó sẽ thay các răng sữa cửa giữa sữa.
- 7-8 tuổi là quá trình các răng cửa bên vĩnh viễn mọc, lúc này sẽ thay các răng cửa bên sữa.
- 9-10 tuổi lad quá trình các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ nhất mọc, thay các răng hàm sữa thứ nhất.
- 10-11 tuổi là lúc thay các răng nanh sữa.
- 11-12 tuổi các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ hai sẽ mọc, khi này sẽ thay các răng hàm sữa thứ hai.
Trong giai đoạn thay răng sữa bằng các răng vĩnh viễn, phải tránh tối đa các thói quen xấu như nghiến răng, thở bằng miệng, mút môi, chống cằm, mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng,… Chính những thói quen này sẽ làm dẫn đến tình trạng răng bị hô, móm, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa, hay các răng hàm trên sẽ không ăn khớp với các răng hàm dưới. Nếu như không được khắc phục kịp thời sẽ rất ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ nụ cười của trẻ sau này.
Hạn chế việc ăn các đồ ngọt, đồ cứng khó nhai, kẹo cao su.
Nếu trẻ đau do bắt đầu răng mọc lên, lúc đó có thể cho trẻ ăn các thức ăn mềm như cháo, súp.
Tránh việc chạm tay, lưỡi vào chỗ nướu đang bị trống.
Dạy cho trẻ cách tự chăm sóc vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.
Theo dõi cẩn thận thời gian rụng răng và kịp thời khắc phục các vấn đề xảy ra nếu không nguy cơ các răng vĩnh viễn mọc bị lệch là rất cao
Trong thời gian này các trẻ cũng sẽ mọc răng hàm (cối lớn) thứ nhất sau răng hàm sữa thứ hai ( lưu ý đây là răng vĩnh viễn sẽ không thay nữa). Chiếc răng hàm này có vai trò đặc biệt quan trọng để giữ các vị trí mọc răng của những chiếc răng khác.
Thời gian này trẻ nhà bạn cũng sẽ mọc các răng hàm (cối lớn) thứ hai sau răng hàm thứ nhất và đây cũng là những chiếc răng vĩnh viễn không thay.
Chăm sóc trẻ thay răng như thế nào?
Chính vì răng có một vai trò hết sức quan trọng nên các bậc phụ huynh cần phải chăm sóc và bảo vệ răng cho trẻ cẩn thận, tốt nhất là nên thực hiện bằng các biện pháp dự phòng như:
Trẻ dưới 3 tuổi thì chúng ta chỉ nên dùng bàn chải đánh răng cho trẻ bằng nước sạch mà không cần dùng kem đánh răng vì như thế trẻ rất dễ nuốt kem đánh răng gây nhiễm fluor, làm ố men răng;
Trẻ từ 3 tuổi trở lên bắt đầu có thể tập tự đánh răng bằng kem đánh răng dành riêng cho độ tuổi trẻ em với một lượng kem rất ít để tránh tình trạng nuốt kem;
Hướng dẫn các trẻ lớn cách đánh răng thật đúng cách: thưc hiện đánh răng thường xuyên bằng kem đánh răng có chứa fluor; nên đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất phải là hai lần mỗi ngày; nên đánh răng theo chiều dọc của răng từ trên xuống và ngược lại;
Nên đưa trẻ nhà bạn đi khám nha sĩ định kỳ mỗi 6 tháng một lần để có thể kiểm tra, nhổ răng sữa và điều trị sớm nếu sâu răng, các bệnh răng miệng cũng như thực hiện làm vệ sinh răng (lấy cao răng);
Hãy luôn luôn theo dõi thật sát sao trong quá trình thay răng sữa ở trẻ và nên tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm, hạn chế những loại đồ ăn ngọt, đồ ăn cứng khó nhai vì như thế dễ dẫn đến sâu răng;
Khi những chiếc răng bắt dầu mọc lên khiến cho trẻ có cảm giác đau đớn,vì vậy các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn những loại đồ ăn mềm như cháo, súp hoặc nước hoa quả;
Trong giai đoạn này, một số trẻ thường xuyên duy trì những thói quen xấu như mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, thở bằng miệng, chống cằm… Chính những thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng làm răng hô, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc răng quá thưa, hay răng hàm trên sẽ không ăn khớp với răng hàm dưới, vì vậy cần chú ý khuyên trẻ không nên làm các hành động này