Phục hình răng là kỹ thuật nha khoa có tác dụng thay thế vùng răng bị mất bằng răng nhân tạo. Sau khi phục hình, bệnh nhân vừa được cải thiện về thẩm mỹ, vừa được cải thiện về chức năng ăn nhai. Để biết cụ thể phục hình răng là gì? Hãy cùng đi vào bài viết hôm nay nhé!
Phục hình răng là gì?
Phục hình răng là gì? Phục hình răng áp dụng cho đối tượng nào? Có mấy kiểu phục hình răng? Đây là những thắc mắc liên quan đến chủ đề phục hình răng mà chúng tôi đã tổng hợp trong thời gian gần đây. Đầu tiên hãy cùng giải đáp thắc mắc: Phục hình răng là gì nhé!
Phục hình răng là một nhánh trong chuyên khoa Răng Hàm Mặt, bao gồm phương pháp thay thế răng bị mất bằng hàm giả hoặc làm răng nhân tạo. Phương pháp này liên quan đến việc tái cấu trúc khi răng gặp khiếm khuyết hoặc thiếu sót, đồng thời có thể khắc phục các khuyết điểm trên cấu trúc xương hàm và xương răng.
Để nắm rõ hơn phục hình răng là gì? Hãy di chuyển đến phần tiếp theo của bài viết, chúng ta sẽ biết phương pháp này thường được áp dụng cho đối tượng nào.
Phục hình răng áp dụng cho trường hợp nào?
Phục hình răng là gì? Kỹ thuật này thường được chỉ định cho trường hợp nào?
Phục hình răng là phương pháp khôi phục răng thường được áp dụng cho những trường hợp như sau:
- Bệnh nhân mất răng, có thể là mất một răng, mất nhiều răng liên tiếp hoặc mất răng toàn hàm.
- Bệnh nhân có răng bị gãy, vỡ, sứt, mẻ…
- Bệnh nhân có răng mắc bệnh lý răng miệng, cần phục hình răng để bảo vệ chức năng nhai cũng như thẩm mỹ.
- Bệnh nhân có răng mắc khiếm khuyết về thẩm mỹ như: Răng hô, vẩu, móm, răng thưa, răng không đều,…
Có những kiểu phục hình răng nào?
Phục hình răng là gì? Có những phương pháp phục hình răng nào? Kỹ thuật phục hình răng không chỉ có một mà được chia thành nhiều kiểu khác nhau. Dựa vào đặc điểm của mỗi phương pháp, chúng ta chia thành hai nhóm phục hình răng, bao gồm:
1. Phục hình răng cố định
Phục hình răng là gì? Phục hình răng cố định mà một nhánh của kỹ thuật phục hình răng. Theo đó bệnh nhân sẽ được thay thế một chiếc răng mới với khả năng nhai y như răng thật, chiếc răng này không thể tháo rời trừ khi có sự can thiệp y tế. Phục hình răng cố định bao gồm những phương pháp như sau:
1.1 Trồng răng implant
Trồng răng implant là phương pháp phục hình răng cố định tiên tiến nhất hiện nay vì không gây xâm lấn đến răng thật. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách cấy trụ răng nhân tạo vào xương hàm, sau đó chờ tích hợp rồi gắn mão sứ lên trên.
Sau khi trồng răng implant, bệnh nhân có thể ăn nhai thoải mái vì dòng răng này có khả năng chịu lực rất tốt. Trong tất cả những phương pháp phục hình răng hiện có thì trồng răng implant là phương pháp được đánh giá cao hơn hẳn vì tuổi thọ cao và ngăn ngừa được tình trạng tiêu ngót xương hàm đáng kể.
Thông thường, răng implant có thể bám chắc trên xương hàm từ 20 – 25 năm, nếu bệnh nhân chăm sóc hợp lý, tuổi thọ của chiếc răng này có thể duy trì vĩnh viễn. Do đó chỉ mất chi phí làm một lần và không cần thay mới.
1.2 Mão răng (bọc sứ)
Phục hình răng là gì? Mão răng cũng là phương pháp phục hình răng kiểu cố định, nó thường được áp dụng cho bệnh nhân cần phục hình răng sau khi điều trị răng sâu, viêm tủy hoặc mòn men răng.
Bên cạnh đó, mão răng là phương pháp thẩm mỹ nha khoa được nhiều người lựa chọn để cải thiện những khiếm khuyết trên răng như: Răng gãy vỡ, răng sứt mẻ, răng xỉn màu, răng ố vàng,…
Để làm mão răng, bệnh nhân buộc phải mài nhỏ răng thật, sau đó một mão răng với hình dáng và kích thước vừa vặn với khung hàm sẽ được gắn bên ngoài trụ răng.
Bọc răng sứ cũng là phương pháp phục hình răng được nhiều người lựa chọn vì có tính thẩm mỹ cao, tuy nhiên nó không được khuyến khích thực hiện trong trường hợp bệnh nhân có hàm răng nhạy cảm hoặc quá yếu.
1.3 Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là kiểu phục hình răng tương tự như bọc sứ, tuy nhiên mão sứ trong kỹ thuật này là một dãy liên tiếp, trong đó hai mão sứ ngoài cùng sẽ được chụp lên trụ răng thật, mão răng ở giữa gắn liền với hai mão răng còn lại và có chức năng lấp đầy khoảng trống cho răng bị mất.
Cầu răng sứ tuy là phương pháp phục hình tiết kiệm nhưng không mang tính kinh tế cao vì mão sứ sau một thời gian sử dụng thường bị “xuống cấp”, buộc phải thay mới để ăn nhai bình thường.
2. Phục hình tháo lắp
Phục hình răng là gì? Khi nhắc đến phục hình răng, chúng ta không thể bỏ qua kỹ thuật phục hình tháo lắp, đây là phương pháp đã xuất hiện từ lâu trong chuyên khoa Răng Hàm Mặt.
Phục hình tháo lắp thường áp dụng cho bệnh nhân mất răng hoặc mất răng toàn hàm, không áp dụng cho trường hợp răng sứt mẻ, gãy vỡ. Theo đó, một hàm giả tháo lắp toàn phần hoặc bán phần sẽ được thiết kế dựa trên dấu hàm của bệnh nhân để khôi phục chức năng ăn nhai.
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc: Phục hình răng là gì? Nếu vẫn còn thắc mắc về kỹ thuật này hãy liên hệ trực tiếp với Worldwide để được giải đáp nhé!