Phẫu thuật ghép xương răng là giải pháp được ứng dụng trong cấy ghép răng Implant hiện nay. Nó mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc phục hình răng bị mất. Hãy cùng TT Nha khoa Dr Hùng & CS tìm hiểu phẫu thuật ghép xương răng là gì và phẫu thuật ghép xương răng có nên không nhé!
Phẫu thuật ghép xương răng là gì?
Phẫu thuật ghép xương răng là một kỹ thuật nha khoa sử dụng một loại xương nhân tạo hoặc sử dụng chính xương tự thân có bên trong cơ thể của bệnh nhân tại một số bộ phận nhất định để bổ sung thêm vào phần xương hàm bị thiếu, giúp cho việc cắm trụ Implant được hoàn hảo hơn.
Phẫu thuật ghép xương ổ răng gồm có 2 loại hình chính là: Ghép xương nhân tạo và ghép xương tự thân.
Phẫu thuật ghép xương nhân tạo có ưu điểm khi sử dụng xương nhân tạo ghép xương ổ răng là nguồn xương luôn có sẵn. Bệnh nhân sẽ không phải chịu đau đớn trong việc phẫu thuật lấy xương như khi ghép xương răng bằng xương tự thân.
Nhưng phương pháp ghép xương nhân tạo cũng có một số nhược điểm như là:
- Xương dễ bị tiêu sau khi cấy ghép nhân tạo
- Phương pháp này dễ gây đào thải do tính chất không giống xương thật nhiều.
- Những vùng nướu quanh xương cấy thường sẫm màu hơn so với xương thật
- Lâu ngày xương trở nên cứng, dời rạc và độ chắc khoẻ thấp.
Phẫu thuật ghép xương tự thân có ưu điểm là hoàn toàn tương thích với cơ thể của bệnh nhân. Vì đó là phần xương có sẵn nên cũng không bị đào thải sau quá trình cấy ghép.
Tuy vậy phương pháp này sẽ gây đau đớn gấp bội cho người bệnh khi phải thực hiện 2 cuộc phẫu thuật liên tiếp.
Những thời điểm bạn nên phẫu thuật ghép xương răng:
Phẫu thuật ghép xương răng có rất nhiều thời điểm phẫu thuật thích hợp khác nhau :
Một là khi còn trong tuổi nhũ nhi thích hợp phẫu thuật ghép xương răng. Nhất là đối với trường hợp chỉnh các khuyết tật ở môi.
Hai là phẫu thuật ghép xương răng thường được thực hiện ở độ tuổi từ 6-7 và trước khi mọc răng nanh
Ba là độ tuổi từ 8-11, phù hợp đối với các trường hợp sau khi mọc răng nanh.
Phẫu thuật ghép xương răng có nên không?
Việc bạn bị mất răng lâu ngày là nguyên nhân dẫn đến tiêu xương hàm. Bởi thế, khi mất răng, vùng xương hàm tại chân răng bị mất không có lực nhai và theo thời gian xương sẽ tiêu dần đi. Với trường hợp này phương pháp phục hình răng đã mất bằng hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ, cũng chỉ thay thế được thân răng cũng chỉ thay thể được một thời gian mà thôi. Hiện tượng tiêu xương hàm gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn nhai cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ khi nói cười làm cho gương mặt chảy xệ, má hóp vào bên trong rất xấu. Để giải quyết ác tình trạng kể trên, các chuyên gia khuyên nên phẫu thuật cấy ghép xương hàm là điều rất cần thiết, nhằm:
Ngăn chặn tối đa những thay đổi về cấu trúc của hàm, giúp gương mặt của bạn trở nên cân đối và các răng kế cận ngưng không xô lệch sang khoảng trống mất răng, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khớp cắn.
Nhờ ghép xương răng làm tăng số lượng và chất lượng xương hàm, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành phương pháp cấy ghép Implant đạt hiệu quả cao nhất coa thể.
Che đi khuyết điểm đã bị tiêu hõm, hạn chế tối đa quá trình lão hóa gương mặt do mất răng gây nên.