Những trường hợp đặc biệt không được cấy Implant

Implant nha khoa hiện đang trở thành một khái niệm quen thuộc với các bệnh nhân bị mất răng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện cấy ghép Implant đươc. Sau đây, Nha khoa Dr Hùng và Cộng sự sẽ chia sẻ cho bạn hiểu thêm về những trường hợp đặc biệt không được cấy Implant

1. Implant nha khoa là gì?

Implant nha khoa là một chân răng nhân tạo được bác sĩ sử dụng để nâng đỡ phục hình ở trên. Implant nha khoa là phương pháp được chỉ định cho hầu hết các trường hợp mất răng. Mất một răng và mất các răng hàm lớn là những trường hợp được chỉ định cấy ghép Implant. Thiếu khả năng lưu giữ cho hàm tháo lắp. Tăng sự ổn định cho hàm tháo lắp. Bệnh nhân thường vì lí do tâm lý sẽ không muốn đeo hàm tháo lắp mặc dù có chỉ định đeo hàm tháo lắp. Những rối loạn cận chức năng sẽ làm mất ổn định hàm tháo lắp của bệnh nhân. Vì một số lí do tại chỗ hoặc số lượng mất răng không thích hợp để làm cầu. Mất một răng và các răng bên cạnh sẽ không gây tổn thương. Bị thiếu răng. Mục đích của việc điều trị là bảo tồn không muốn mài các răng bên cạnh.

2. Những trường hợp đặc biệt không được cấy Implant

Trường hợp phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Đây là trường hợp luôn được các bác sĩ và bệnh nhân cân nhắc trong mọi việc làm ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt việc cấy ghép Implant sẽ phải thực hiện chụp X – quang cũng như sử dụng một số loại thuốc kháng viêm và đồng thời bệnh nha chu ở thời kỳ này cũng tăng cao nên sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và kết quả cấy ghép của bệnh nhân. Vì vậy, các chị em được khuyên hãy đợi sau khi sinh xong rồi mới đi cấy ghép Implant.

Trường hợp trẻ em dưới 17 tuổi

Thường trẻ em trong độ tuổi này đang có sự phát triển về xương hàm nên việc cấy ghép răng Implant chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm. Chính vì vậy, ở độ tuổi này các bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện cấy ghép Implant.

Trường hợp người tâm thần bị rối loạn

Cấy ghép Implant có liệu trình điều trị kéo dài nên rất cần sự hợp tác từ bệnh nhân và bệnh nhân phải có tinh thần thoải mái, ổn định. Vì thế, những người mắc bệnh về tâm thần thường thì tinh thần của họ bị căng thẳng và không ổn định nên liệu pháp cấy ghép nha khoa có thể khiến họ không thể chịu đựng được. Vì vậy, trường hợp người bệnh bị tâm thần nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cắm răng Implant.

Trường hợp người nghiện thuốc lá nặng

Thường người nghiện thuốc lá nặng luôn có tỉ lệ phẫu thuật thành công cắm răng Implant là rất thấp. Bởi vì thuốc lá làm ngăn cản sự lành thương của xương ghép, làm giảm độ rắn chắc của xương thậm chí còn dễ dẫn đến nguy cơ hở vết thương, nhiễm trùng hoặc tiêu xương. Nếu bệnh nhân muốn thực hiện cắm Implant thì phải bỏ thuốc lá trước và sau khi cắm Implant.

Trường hợp người mắc các bệnh mãn tính

Bệnh nhân mắc các bệnh bạch cầu, tiểu đường, cường cận giáp thì không nên cấy ghép Implant. Vì khi cấy ghép vết thương của bệnh nhân sẽ khó lành và thậm chí còn dễ nhiễm trùng.
Còn các trường hợp bị mắc các bệnh van tim nhân tạo, bệnh máu ác tính, tiền sử tim mạch, suy thận, bị ung thư đã di căn… cũng không nên thực hiện cắm răng Implant. Bởi khi cắm răng Implant chắc chắn sẽ có tác động trực tiếp đến cấu trúc của xương do đó bệnh nhân cần chuẩn bị tâm lý cũng như điều kiện sức khỏe tốt nhất.

Khe răng bị mất quá hẹp

Nếu vị trí răng mất của bệnh nhân có một khoảng không gian quá hẹp hoặc độ cao làm răng không đủ thì việc cắm trụ Implant vào phần xương hàm sẽ gây cho các bác sĩ khó khăn rất nhiều trong việc cắm ghéplàm cho việc gắn răng sứ sẽ không được đều, đẹp.

Xương hàm không đủ đầy

Có một số trường hợp xương hàm phát triển không đầy đủ khiến không thể kết nối chặt chẽ với xương hàm giúp Implant vững chắc, khả năng tích hợp xương với trụ sẽ không cao, trụ răng sau một thời gian chắc chắn sẽ bị nhổ bỏ.

0928387989