Dính dây thắng lưỡi được xem là một trong những dị tật bẩm sinh mà trẻ có thể mắc phải do dây thắng lưỡi bị ngắn và làm hạn chế những cử động bình thường của đầu lưỡi. Theo thống kê năm 2019, trên thế giới có khoảng 5% trẻ sơ sinh mắc phải dị tật này, thường với tỷ lệ ở bé trai nhiều hơn bé gái.
Nha khoa Dr Hùng chia sẻ kinh nghiệm cắt thắng lưỡi
Phần thắng lưỡi là một bộ phận của lưỡi, nó nằm dưới bụng lưỡi, nó có dạng hình tam giác. Thắng lưỡi giữ vai trò rất quan trọng trong việc vận động lưỡi và định hướng di chuyển của lưỡi. Thắng lưỡi cũng góp phần thực hiện hòan chỉnh khả năng phát âm, khả năng bú, khả năng nuốt của trẻ.
Một thắng lưỡi được xem là bình thường phải có độ dài phù hợp và điểm bám đúng. Trẻ càng lớn thắng lưỡi càng dài và dầy hơn thuở nhỏ.
Nha khoa Dr Hùng chia sẻ kinh nghiệm dấu hiệu để nghĩ đến bé bị dính thắng lưỡi:
- Nếu bạn nhìn trực tiếp thấy thắng lưỡi ngắn rõ;
- Nếu phần đầu lưỡi bị lõm hình trái tim, hình ách cơ, hoặc hình chữ omega ω;
- Nếu thắng lưỡi bám trực tiếp gần đầu lưỡi;
- Trẻ có hiện tượng nói ngọng một số từ;
- Trẻ khó bú và khó nuốt.
Về việc phát âm, nếu phần thắng lưỡi bị ngắn hoặc bám sai vị trí bé sẽ khó nói các từ phải đưa lưỡi xa về phía trước, bé phải cong lưỡi lên trên, hoặc áp lưỡi vào mặt trong răng trên mới nói được.
Nha khoa Dr Hùng chia sẻ kinh nghiệm nên chọn thời gian phẫu thuật cắt tạo hình thắng lưỡi cho bé
Thời gian lý tưởng để tiến hành phẫu thuật cắt tạo hình thắng lưỡi cho bé là từ 3- 6 tháng vì:
- Khi trẻ đủ khỏe mạnh để chịu đựng tốt tiến trình phẫu thuật.
- Khi trẻ chưa mọc răng cửa (răng có thể do trẻ cắn dập lưỡi sau phẫu thuật do lưỡi bị tê)
Nha khoa Dr Hùng chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán xác định dính dây thắng lưỡi
Việc chẩn đoán và xác định dính thắng lưỡi rất quan trọng trong việc đưa ra phác đồ điều trị cho trẻ bị thắng lưỡi. Có thể bác sĩ chẩn đoán bằng cách đo chiều dài của dây thắng lưỡi từ chỗ sàn miệng đến mặt dưới của lưỡi, nếu con số nhỏ hơn 16mm thì có nghĩa trẻ đã bị dính thắng lưỡi.
Tật dính dây thắng lưỡi ở trẻ nhỏ có những mức độ nặng nhẹ sau:
- Mức độ 1: Trẻ bị dính nhẹ với độ dài 12- 16 mm;
- Mức độ 2: Trẻ bị dính nhẹ với độ dài 8 -11 mm;
- Mức độ 3: Trẻ bị dính nhẹ với độ dài 3- 7 mm;
- Mức độ 4: Trẻ bị dính nhẹ với độ dài dưới 3 mm.
Trẻ bị dính dây thắng lưỡi ở độ 1 và độ 2 cần được ba mẹ và bác sĩ theo dõi thêm, trường hợp dính dây thắng lưỡi ở độ 3 và độ 4 thì ba mẹ phải đưa bé đến nha khoa để phẫu thuật dính thắng lưỡi. Tuy nhiên để xác định có cần phải phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ hay không thì còn tùy thuộc vào sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để được khám và chẩn đoán đúng tình trạng. Hãy đến Nha khoa Dr Hùng ! Chúng tôi sẽ giúp bạn!