Đau răng là triệu chứng rất thường gặp, nó gây nhiều khó chịu và là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về răng miệng nguy hiểm. Thế nhưng, lại có rất nhiều người rất chủ quan, không đi thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân kịp thời, gây ra tổn thương xương ổ răng, viêm nha chu và mất răng. Vậy nguyên nhân chính gây đau răng là gì và nên cần chữa trị như thế nào?
Nguyên nhân gây ra việc nhức răng phổ biến nhất hiện nay
Các bệnh về nướu
Các bệnh lien quan về nướu và các tổ chức quanh nướu cùng là một trong số những nguyên nhân gây ra đau nhức răng phổ biến nhất. Những mảng bám răng, vôi răng bám sẽ làm cho nướu bị tụt xuống, phá hủy cấu trúc xương nâng đỡ răng. Túi nha chu cũng sẽ có thể được hình thành trong nướu xung quanh vùng răng, làm cho vùng răng đó khó được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm các tổ chức quanh răng.
Sâu răng, viêm tủy
Nguyên nhân gây ra nhức răng thường gặp nhất chính là sâu răng. Các vi khuẩn trong khoang miệng chuyển hóa đường và tinh bột thành axit, loại axit này hòa tan men và làm ngà răng trong nước bọt, tạo thành lỗ sâu. Khi trên răng có xuất hiện những lỗ sâu nhỏ, có thể nó không gây đau và có thể không làm bệnh nhân để ý nhưng khi các lỗ sâu lớn hơn nó có thể tích tụ các mảnh vụn thức ăn.
Xuất hiện ổ áp xe tại nướu răng
Ổ áp xe ở nướu răng xuất hiện là do các mảnh vụn thức ăn bị kẹt tại nướu răng, theo thời gian dài sẽ gây ra viêm, đau tại chính nơi thức ăn và mảnh vụn bị phân hủy. Bạn sẽ nhận thấy rõ được biểu hiện của sự nhiễm trùng như gây sưng hay chảy mủ ở nơi xảy ra áp xe. Các ổ áp xe này cần phải được xử lý sớm để tránh tiến triển nặng hơn gây ra hậu quả không mong muốn. Việc vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách là cách tốt nhất giúp cho giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về răng này.
Mọc răng khôn
Các răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc kẹt trong xương hàm chính là nguyên nhân tạo nên những cơn đau răng răng kéo dài. Phần lớn thì các răng khôn đều phải được nhổ bỏ để loại trừ tình trạng ê nhức do mọc răng khôn. Không chỉ là gây nên cảm giác đau nhức khó chịu mà nó còn là nguyên nhân chính của hàng loạt các bệnh lý răng miệng khác do bị tình trạng viêm nhiễm.
Mòn cổ răng
Trong trường hợp đánh răng quá mạnh, không đúng cách hoặc sử dụng loại bàn chải quá cứng sẽ gây ra hiện tượng mòn ở phần răng sát với phần nướu răng, trong chẩn đoán thường được gọi là mòn cổ răng. Lớp men bị làm mòn để bộc lộ ra lớp ngà, gây ra những tình trạng ê buốt, đau răng khi chải răng hoặc khi bạn ăn uống.
Cách phòng ngừa các nguyên nhân gây cơn đau răng
Chải răng phải đúng cách, thực hiện ít nhất 2 lần/ ngày.
Sử dụng chỉ nha khoa để giúp làm sạch răng miệng sau mỗi bữa ăn của mình.
Dùng nước súc miệng thường xuyên để giúp loại bỏ các mảng bám ở răng.
Có chế độ về dinh dưỡng hợp lý, cần bổ sung đầy đủ các loại Vitamin và muối khoáng.
Hạn chế việc ăn đồ ngọt, dẻo, nhiều chất béo…; uống rượu, bia, cà phê, nước ngọt…
Từ bỏ các thói quen hút thuốc lá.
Khám răng miệng và thực hiện cạo vôi răng định kỳ 4 – 6 tháng/ 1 lần.