Khi nào thì nên trám răng? Trám răng bao lâu thì trám lại?

Phương pháp trám răng là một giải pháp nha khoa được áp dụng rộng rãi trong ngành nha để phục hình răng trong những phạm vi nhất định. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng phương pháp này. Và không phải ai cũng nắm rõ được kiến thức về trám răng. Hôm nay, Nha khoa Dr hùng xin giải đáp cho câu hỏi: Khi nào thì nên trám răng?Trám răng bao lâu thì trám lại?

Trám răng là gì?

Trám răng hay nhiều người con gọi là hàn răng là một phương pháp dùng trong nha khoa để khôi phục lại hình dạng, chức năng của những chiếc răng đã bị sâu hoặc vỡ, đã bị mẻ về trạng thái ban đầu với đầy đủ các chức năng của một răng tự nhiên. Vật liệu trám răng mà bác sĩ có thể sử dụng là hợp chất kim loại hoặc nhựa composite tùy theo yêu cầu của bệnh nhân và nha khoa thống nhất thực hiện.

Khi nào thì nên trám răng?

Khi bạn gặp một số trường hợp như:

Trường hợp bị sâu răng:

Vì khi bị sâu răng các vi khuẩn, vi khuẩn lên men chất bột đường trong thực phẩm tạo ra chất acid. Chất này hòa tan chất khoáng của răng tạo ra lổ trên bề mặt men răng gọi là hiện tượng sâu răng. Sâu răng cũng có thể do sự khiếm khuyết của men răng. Men răng ngày càng dễ hòa tan trong acid do cấu tạo thành phần muối khoáng ở bề mặt men răng gây ra. Bề mặt men răng có nhiều vùng trũng, vùng rãnh sâu, là nơi dễ động thức ăn nhưng khó chải rửa sạch.

Trường hợp bị chấn thương răng:

Do bị tai nạn khiến cho răng gãy hoặc vỡ thì vật liệu trám được sử dụng để tái tạo lại hình dáng ban đầu, đồng thời đảm bảo tốt chức năng nhai của răng ban đầu.

Trường hợp mòn răng:

Do bạn chải răng sai phương pháp, hoặc chải răng quá mạnh, hoặc sử dụng bàn chải lông cứng, hoặc làm lớp men vùng cổ răng bị mòn, bị khuyết, bị lộ lớp ngà răng, gây nhạy cảm cho răng khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó người ta có thể chọn phương pháp trám vết mòn, giúp bảo vệ lớp ngà răng.

Do bạn bị nghiến răng gây mòn cổ răng làm mòn mặt nhai và rìa cắn…

Trường hợp do nhu cầu thẩm mỹ:

Với những khách hàng có răng có màu sậm, trông kém thẩm mỹ, họ có thể chọn sử dụng chất trám răng có màu sáng hơn để đắp lên bề mặt răng nhằm cài thiện màu cho răng cho đẹp hơn.

Trường hợp trám răng phòng ngừa trước:

Chủ yếu là cách cho các bé có các răng cối có trũng rãnh sâu, những lỗ đó dễ đọng mảng bám thức ăn và khó làm sạch. Khi đó nha sĩ sẽ thực hiện một miếng trám để làm đầy rãnh trũng đó giúp cho ngăn ngừa sâu răng.

Trám răng bao lâu thì trám lại?

Theo kinh nghiệm của các nha sĩ tại nha khoa Dr hùng thì tuổi thọ trung bình của miếng trám có thể tồn tại từ 2 – 5 năm thậm chỉ hơn. Chỉ khi răng đổi thành sậm hơn, hoặc nâu hơn, hoặc đục hơn men răng thì mới quan tâm và trám lại. Tuy nhiên trám răng giữ được bao lâu sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Tình trạng răng của từng người
  • Vật liệu trám mà bệnh nhân chọn
  • Vị trí trám của bệnh nhân.
0928387989