Vấn đề dính thắng lưỡi ở trẻ em là một trong số những dị tật thuộc dạng bẩm sinh ít được biết đến, nó có thể làm hạn chế đi quá trình cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng sự phát âm của trẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề Dính thắng lưỡi là gì? Và nên thực hiện cắt dính thắng lưỡi ở đâu?
Dính thắng lưỡi là gì?
Tật dính thắng lưỡi là một dạng dị tật bẩm sinh nhẹ mà hầu như bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng có nguy cơ mắc phải do bị ngắn dây thắng lưỡi (một lớp màng rất mỏng niêm mạc dưới lưỡi) làm hạn chế đi sự cử động bình thường của lưỡi.
Theo như thống kê thì sẽ có khoảng 5% các trẻ sơ sinh sẽ bị mắc dị tật này sau khi sinh và cũng được phát hiện ngay trong tháng đầu sau sinh khi đi thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc tiêm chủng; hoặc trẻ cũng có thể sẽ được phát hiện tật dính thắng lưỡi muộn hơn khi cha mẹ phát hiện thấy bé khó bú, khó khăn trong phát âm hay lên cân chậm. Tật dính thắng lưỡi này ở trẻ em có thể sẽ bị dính nhiều hoặc dính ít tùy trường hợp.
Phát hiện tật dính thắng lưỡi ở trẻ em bằng cách nào?
Việc bị tật dính thắng lưỡi là một trong số những nguyên nhân khiến cho trẻ gặp phải rất nhiều khó khăn trong khi bú nên vì thế mà trẻ sẽ chậm lên cân hoặc bú rất lâu. Tùy thuộc vào từng mức độ và từng lứa tuổi mắc phải dị tật mà các biểu hiện cũng sẽ khác nhau, cụ thể:
- Dây thắng lưỡi bị ngắn và làm hạn chế đi cơ chế cử động của lưỡi;
- Đầu lưỡi của trẻ không thể thực hiện thè ra bên ngoài môi được;
- Đầu lưỡi không thể uốn lên đụng nóc vòm họng;
- Khi trẻ khóc thì đầu lưỡi thường xuất hiện có hình trái tim;
- Khi trẻ thè lưỡi ra thì hay có hình nhọn hoặc hình vuông;
- Dính thắng lưỡi sẽ làm cho các răng cửa ở hàm dưới bị nghiêng hoặc hở;
- Trẻ sẽ gặp khó khăn khi bú và việc phát âm cũng khó khăn hơn.
Phân loại mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ em
Để có thể phân loại chính xác mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ em thì chúng ta cần phải dựa theo chiều dài của thắng lưỡi, sẽ được đo từ nơi bám ở sàn miệng đến vị trí bám vào với lưỡi, có các mức độ sau:
- Mức độ 1: Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ từ 12-16 mm;
- Mức độ 2: Trẻ bị tật dính thắng lưỡi mức trung bình từ 8-11 mm;
- Mức độ 3: Trẻ bị trường hợp dính thắng lưỡi nặng từ 3-7 mm;
- Mức độ 4: Trẻ bị tật dính thắng lưỡi hoàn toàn dưới 3 mm.
Nên cắt dính thắng lưỡi ở đâu?
Nha khoa Dr Hùng là một trong những địa chỉ về răng hàm mặt uy tín ở Tp.HCM đã thực hiện thành công rất nhiều ca cắt thắng lưỡi cho trẻ. Hệ thống phòng khám chuyên khoa về Răng hàm mặt được trang bị đầy đủ các máy móc hiện đại. Đội ngũ các bác sĩ nha khoa có giàu kinh nghiệm, hiểu tâm lý của khách hàng, yêu trẻ. Nhờ đó sẽ giúp cho quá trình tiểu phẫu an toàn, đạt hiệu quả cao nhất.
Bệnh viện cũng có áp dụng đồng thời Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm bảo lãnh giúp cho khách hàng tiết kiệm được tối đa chi phí mà vẫn được trải nghiệm được các dịch vụ Y tế chất lượng cao của trung tâm.
Nói về thời gian thực hiện cắt thắng lưỡi cho trẻ, Ts. Bs. Đỗ Đình Hùng- Giám đốc Nha khoa Dr Hùng khuyến cáo: “Các bậc cha mẹ nên cho trẻ làm tiểu phẫu cắt thắng lưỡi càng sớm càng tốt. Thời điểm lý tưởng nhất là khi trẻ mới được 3-4 tháng tuổi. Bởi trì hoãn lâu, trẻ lớn phần dính thắng lưỡi sẽ hình thành những mạch máu. Lúc này nếu thực hiện cắt sẽ khiến bé bị chảy nhiều máu, gây đau đớn và ảnh hưởng tâm lý cho bé”.
Để biết chính xác nhất về các quy trình cắt thắng lưỡi hoặc đặt lịch khám, cha mẹ vui lòng liên hệ tới Nha khoa Dr Hùng nhé.
Địa chỉ: 244A CỐNG QUỲNH, P. PHẠM NGŨ LÃO, Q. 1, TP. HCM
Giờ làm việc: T2 – T7: 08:30 – 18:30 | CN: 8:30 – 12:30
Hotline: (028) 39257526 – 0914 900 016
Email: info@nhakhoadrhung.com
Website: www.nhakhoadrhung.com