Đau răng là tình trạng thường gặp ở rất nhiều người, nếu không tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời thì cơn đau răng kéo dài và sẽ không thể chấm dứt được. Chứng đau răng được mô tả là đau, nhức, hoặc đau trong và/ hoặc quanh răng của bệnh nhân. Vậy đau răng không rõ nguyên nhân phải làm sao?
Đau răng không rõ nguyên nhân phải làm sao?
Trước tiên là bạn nên đến ngay một địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng để các bác sĩ sẽ thăm khám xem tình trạng như thế nào. Sau đó bạn kiểm chứng bằng các câu hỏi có liên quan đến các loại triệu chứng bạn đang gặp. VÍ dụ như: Bạn có bị nhạy cảm với lạnh hay nóng hay không? Có bị đau khi ăn không? Đau răng đánh thức bạn thức tỉnh giấc vào giữa đêm? Những câu hỏi này sẽ giúp các bác sĩ thu hẹp những nguyên nhân có thể gây ra sự khó chịu của bạn đấy.
Một khi bác sĩ đã chẩn đoán nguyên nhân gây đau răng của bạn rồi thì việc, họ sẽ giải thích cho bạn những gì có liên quan đến việc khắc phục sự cố là rất dễ. Tất nhiên rằng, nếu bạn không điều trị kịp thời, các triệu chứng đau ráng của bạn sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
Các nguyên nhân gây đau nhức răng và hướng điều trị có thể bạn gặp phải
Đau răng do bị sâu răng
Sâu răng hình thành khi hàm lượng đường và tinh bột từ các hạt thức ăn trong miệng của bạn không được vệ sinh và tạo ra mảng bám dính vào men răng điều này tạo ra axit ăn mòn men, gây ra các vùng răng yếu và các lỗ li ti. Sâu răng làm phá hủy men răng từ từ khiến răng bị nhạy cảm gây ê buốt khi tiếp xúc nhiệt độ nóng hoặc lạnh.
Có rất nhiều trường hợp trên thực tế bác sĩ tự ý nhổ răng sâu cho bệnh nhân mà không chẩn đoán điều trị. Do vậy răng mất đi không thể mọc lại do đó bạn cần yêu cầu bác sĩ đánh giá kỹ lưỡng trước khi nhổ răng sâu bạn nhé.
Đau răng do tình trạng viêm tủy răng
Tủy răng chứa dây thần kinh do đó rất nhạy cảm, tủy răng bình thường không bị khích thích thì đau răng gần như là không có. Khi răng của bạn bị sâu lâu ngày không điều trị sẽ ảnh hưởng lớn đến tủy răng và gây viêm, điều này khiến cho răng vô cùng đau nhức và nó sẽ âm ỉ mãi.
Các triệu chứng bạn gặp là đau buốt của một chiếc răng bị viêm tủy có thể từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm.
Đau răng do bị áp xe răng ( hay nói cách khác là chân răng có mủ)
Đây là do biến chứng của việc nhiễm trùng răng miệng gây ra, vi khuẩn từ các mảng bám có trên răng gây ra mủ chân răng hay nướu răng của bạn. Áp xe răng hoàn toàn có thể xảy ra khi răng bị chấn thương, bị sứt mẻ, khiến men răng của bạn bị vỡ ra làm vi trùng len lỏi vào tủy răng, làm nhiễm trùng răng, gây ra hiện tượng áp xe răng. Khi mủ nhiều lên, nó sẽ tạo nên một áp lực lớn ép vào dây thần kinh và gây ra những cơn đau răng dữ dội khiến ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn.
Tùy vào vị trí và nguyên nhân bệnh mà ta sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Nguyên tắc điều trị chung của bệnh này là loại bỏ ổ nhiễm trùng, điều trị nguyên nhân trực tiếp và bảo tồn răng, tránh các biến chứng không hay. Trường hợp không thể điều trị bảo tồn mới phải tiến hành nhổ răng.
Đau răng do chấn thương răng, nứt răng
Răng của bạn có thể bị suy yếu theo thời gian do áp lực từ cắn và nhai quá mạnh. Ví dụ như lực từ cắn xuống trên một vật cứng như đá hoặc một hạt nhân bỏng ngô đôi khi có thể gây ra vết nứt trên răng.
Các triệu chứng bao gồm: đau răng khi cắn hoặc nhai, nhạy cảm với nhiệt độ nóng và lạnh hoặc vớ các loại thức ăn ngọt và chua. Việc điều trị cho tình trạng này sẽ phụ thuộc vào vị trí và hướng của vết nứt cũng như mức độ thiệt hại của răng.
Đau răng do răng khôn, răng ngầm
Răng khôn tức là răng số 8. Đây là răng thường mọc 4 cái khi bạn bước vào tuổi 18-20, răng khôn thường hay mọc lệch đâm vào nướu của banh, hoặc vào các chân răng bên cạnh gây ra các biến chứng sưng đau. Do vậy bác sĩ khuyên bạn nên nhổ bỏ 4 răng khôn phiền toái này vì chúng không có tác dụng ăn.
Đau răng do các bệnh về nướu
Còn được gọi là tìn trạng viêm nướu và viêm nha chu, bệnh nướu răng này được cho là đặc trưng của một nhiễm trùng của nướu răng bao quanh răng.
Nhiễm trùng này dẫn đến tác hại mất xương và làm hỏng lợi khiến lợi bị tách khỏi răng, tạo thành các túi chứa đầy vi khuẩn trong nướu của bạn. Chân răng sau đó tiếp xúc với mảng bám khiến cho răng dễ bị lung lay và nhạy cảm với cảm lạnh và chạm vào.
Để phòng ngừa và điều trị bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, nhớ cạo vôi răng 6 tháng/1 lần. Nếu có những biểu hiện trên phải điều trị nạo túi nha chu thì tìn trạng sưng viêm và chảy máu răng sẽ giảm đáng kể mà thôi.