Thời hiện đại phụ nữ dần khẳng định được vai trò, những vị trí cao trong xã hội vậy nên khi có một thân hình hoàn hảo họ lại càng tự tin và thành công hơn trong công việc,trong giao tiếp hàng ngày. Vì thế, việc làm đẹp vòng một là việc hoàn toàn đúng đắn và việc phẫu thuật nâng ngực là việc hoàn toàn bình thường.
Đối với phụ nữ Việt Nam thì vòng một thường khá nhỏ, một số bạn nữ sau khi sinh con thì ngực thường bị chảy xệ. Hoặc qua thời gian qua thời tuổi trẻ vòng một cũng suy giảm ít nhiều về sự săn chắc, căng tròn. Nên việc làm đẹp nhờ phẫu thuật nâng ngực là lấy lại sự tự tin, lấy lại cơ hội phát triển sự nghiệp đồng thời giúp đời sống của bạn nữ thành công hơn thăng hoa hơn.
Nhưng để có thể đảm bảo nâng ngực thành công và không có biến chứng trong và sau khi thực hiện, các chị em cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mỗi bệnh nhân khi tiến hành nâng ngực tùy vào thể trạng sẽ có những lưu ý riêng trong quá trình trước phẫu thuật, sau phẫu thuật, chăm sóc và phục hồi sức khỏe.
Chống chỉ định nâng ngực với những trường hợp sau đây
Phụ nữ đang trong thời gian có thai
Với phụ nữ mang thai không nên làm bất kỳ một phẫu thuật nào, trừ những trường hợp khẩn cấp như đau ruột thừa hay những bệnh nguy hiểm mà chính bác sĩ chỉ định. Bởi phẫu thuật phải dùng các loại thuốc gây tê, gây mê, phụ nữ có thai dùng đều không tốt cho thai nhi. Vì thế, cuộc phẫu thuật nào đối với phụ nữ mang thai cũng rất nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ lẫn con. Chính vì thế, phụ nữ trong thời gian mang thai không được làm bất kỳ cuộc phẫu thuật nào.
Những người bị tiểu đường, tim mạch, máu khó đông, có HIV, viêm gan B, u ngực
Đối với những phụ nữ bình thường trước khi thực hiện cuộc phẫu thuật nào cũng cần phải tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện như gan thận, hô hấp, tim mạch, chức năng đông cầm máu… Phẫu thuật nâng ngực không chỉ định cho những người bị tiểu đường, tim mạch, máu khó đông, có HIV, viêm gan B, u ngực. Trước khi tiến hành trao đổi cuộc phẫu thuật nào cần trao đổi lại với bác sĩ bệnh sử và cả tiền sử dùng thuốc để tránh sốc phản vệ cũng như các biến chứng nguy hiểm.
Theo khuyến cáo các chuyên gia thẩm mỹ, phẫu thuật nâng ngực hay bất kỳ một điểm nào trên cơ thể được coi là một cuộc đại phẫu có gây mê nên theo quy định của Bộ Y tế, nâng ngực phải thực hiện trong phòng mổ đạt chuẩn y tế: vô khuẩn, vô trùng, có hệ thống máy thở gây mê, hệ thống oxy trung tâm, máy nén khí, máy hút, máy phá rung trong trường hợp ngừng tim…
Những biến chứng chị em có thể gặp khi nâng ngực
Theo các chuyên gia và bác sỹ nổi tiếng về phẫu thuật thẩm mỹ đã đưa ra một số biến chứng nâng ngực thường biểu hiện rất cụ thể như:
Cháy máu:
Trường hợp chảy máu thứ phát sau mổ do cầm máu không kỹ khi phẫu thuật hoặc do các nguyên nhân bất thường khác như chấn động cơ thể trong quá trình vận chuyển bệnh nhân sau mổ hay do bệnh nhân đi lại quá sớm, bị té ngã… Với loại tai biến này, nếu có sự theo dõi hậu phẫu chu đáo, có thể phát hiện sớm do ngực bệnh nhân bị căng, đau và bắt buộc phải được đưa vào phòng mổ kiểm tra để xử lý kịp thời.
Nhiễm trùng:
Thường do dụng cụ y tế, hay cách chăm sóc chúng ta không hợp lý sẽ dẫn đến vết mổ bị biến chứng. Vì nếu chúng ta thực hiện thẩm mỹ tại phòng khám chui không đủ điều kiện để tiến hành các cuộc phẫu thuật thì vấn đề nhiễm trùng rất có thể xảy ra.
Biến chứng muộn sau thời gian 1 tháng trở đi:
Chúng ta thường thấy biến chứng ngực không đều (cao thấp, to nhỏ) thấy sớm sau mổ thường là do phẫu thuật và cũng thường chỉ bộc lộ sau vài tuần đến vài tháng khi đã hết sưng nề. Hay co thắt bao xơ là biến chứng muộn thường xuất hiện sau 6 tháng đến 1 năm do nhiều nguyên nhân như do loại túi ngực, do cuộc phẫu thuật hoặc do cơ địa bệnh nhân phối hợp gây ra. Biến chứng co thắt bao xơ không nguy hiểm mà chỉ gây đau và làm ngực cứng, xấu, méo mó, cần phải được can thiệp phá bỏ bao xơ hoặc lấy bỏ túi ngực…
WORLDWIDE bật mí cách chăm sóc sau phẫu thuật
Sau khi nâng ngực sớm bình phục hay không phụ thuộc vào cách chăm sóc chúng ta. Sau nâng ngực để máu huyết được lưu thông thật tốt, không nên ngồi hoặc nằm tại chỗ lâu mà nên đi lại và hít thở sâu. Tuy nhiên cũng không được vận động mạnh, hít đất, nằm sấp, chạy bộ mạnh.
Người bệnh phải tuân theo chế độ chăm sóc sau nâng ngực mà bác sĩ đã căn dặn. Những ngày ngay sau khi nâng ngực phải uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Vệ sinh vết mổ đúng cách để vết thương không bị nhiễm trùng, Nên đi khám lại định kỳ thường xuyên để các bác sĩ có những đánh giá nhấn định.