Trong những phương pháp phục hình răng hiện có thì làm cầu răng sứ là phương pháp có mức giá vừa phải và khả năng khôi phục răng khá tốt. Để biết cụ thể cầu răng là gì? Khi nào nên làm cầu răng? Đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này nhé!
Cầu răng là gì?
Cầu răng sứ là gì? Kỹ thuật này có đặc điểm như thế nào? Ai nên làm cầu răng sứ? Cầu răng sứ có tốt không? Đây là những thắc mắc liên quan đến kỹ thuật cầu răng sứ mà chúng tôi đã tổng hợp trong thời gian gần đây.
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu cầu răng là gì. Cầu răng là phương pháp khôi phục răng bằng dãy mão sứ, theo đó bệnh nhân sẽ được gắn dãy mão sứ lên trụ răng thật để khôi phục một hoặc nhiều răng.
Sau khi làm cầu răng, bệnh nhân vừa khôi phục được thẩm mỹ, vừa có thể ăn nhai thoải mái. Tùy vào tình trạng thực tế mà các phương pháp làm cầu răng cụ thể sẽ được tư vấn.
1. Điều kiện để làm cầu răng là gì?
Điều kiện để làm cầu răng là hai răng kế cận vị trí mất răng phải đảm bảo độ chắc để nâng đỡ cả mão răng thứ 3. Do đó, những trường hợp mất răng hàm số 7 thường không thể làm cầu răng được vì răng hàm số 8 không đủ điều kiện để làm trụ trồng răng.
2. Khi nào nên làm cầu răng?
Bệnh nhân có thể làm cầu răng khi hai răng cạnh vị trí bị mất có đủ khả năng chịu lực, tuy nhiên cần có sự tính toán kỹ lưỡng về hệ số chịu lực để phân bổ lực nhai đồng đều.
Có mấy kiểu làm cầu răng?
Khi nhắc đến cầu răng, chúng ta thường chỉ nghĩ đến kỹ thuật phục hình răng bằng cách mài nhỏ hai trụ răng kế cận, tuy nhiên cầu răng có khá nhiều loại, dưới đây là 4 phương pháp làm cầu răng được áp dụng hiện nay:
1. Cầu răng truyền thống
Đây là kiểu làm cầu răng cơ bản nhất, theo đó các răng làm trụ sẽ là những răng còn khỏe mạnh ở hai bên răng mất. Trước khi gắn mão sứ, nha sĩ sẽ mài nhỏ cùi răng để tạo đủ khoảng trống gắn mão sứ, giữa các răng làm trụ sẽ là dải mão sứ gắn liền với nhau để phục hình cho răng bị mất.
2. Cầu răng sứ đèo
Cầu răng sứ đèo là gì? Đây có thể là kiểu làm cầu răng khá lạ lẫm với nhiều bệnh nhân. Với kỹ thuật này, nha sĩ sẽ dùng một trụ răng cạnh răng bị mất để gắn thêm mão sứ, phương pháp này không được khuyên dùng vì dễ ảnh hưởng đến trụ răng thật nếu tính toán lực nhai không tốt.
3. Cầu răng sứ cánh dán
Đây là kiểu cầu răng ít xâm lấn nhất đến răng thật vì sử dụng hai miếng dán gắn vào răng thật, từ đó nâng đỡ mão sứ tại vùng răng bị mất. Cánh dán của kỹ thuật này có thể làm từ kim loại hoặc sứ và có liên kết chặt chẽ với răng, tuy nhiên cầu răng sứ cánh dán không thể chịu lực nhai mạnh như cầu răng truyền thống nên chỉ được khuyên dùng cho răng cửa.
4. Cầu răng sứ trên trụ implant
Cầu răng sứ trên implant là phương pháp phục hình răng thường được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân mất nhiều răng liên tiếp. Trụ răng trong kỹ thuật này không phải răng thật mà là trụ implant (làm từ Titan với dạng xoắn ốc), theo đó cầu răng implant không gây tổn hại đến răng tự nhiên mà chỉ cấy ghép tại vùng mất răng.
Ưu điểm của cầu răng là gì?
Cầu răng là gì? Cầu răng có ưu điểm gì? Cầu răng sứ là kỹ thuật sở hữu nhiều ưu điểm, đây là lý do giúp phương pháp này trở nên phổ biến trong lĩnh vực phục hình nha khoa:
1. Chi phí thấp
Cầu răng truyền thống là phương pháp phục hình răng có chi phí thấp hơn so với những phương pháp phục hình răng khác. Mỗi cầu răng sứ có giá dao động từ 6 – 7 triệu đồng tùy vào chất liệu sứ mà bệnh nhân lựa chọn.
2. An toàn
Cầu răng sứ implant làm từ chất liệu Titan đã được kiểm định về chất lượng nên đảm bảo không gây kích ứng, đạt độ tương thích cao với mô răng.
3. Đảm bảo thẩm mỹ
Răng sứ trên cầu răng có thiết kế tương tự răng thật, vì vậy sau khi làm cầu răng, bệnh nhân sẽ có được hàm răng tự nhiên với khả năng ăn nhai tốt.
4. Khả năng chịu lực tốt
Cầu răng sứ có khả năng chịu lực nhai tốt hơn hàm giả tháo lắp, sau khi làm cầu răng, bệnh nhân có thể ăn nhai thoải mái, ngoài ra việc vệ sinh răng sứ cũng dễ dàng vì chỉ cần thao tác như với răng thật.
Lời kết
Tóm lại: Cầu răng là gì? Đối với bệnh nhân mất răng thì cầu răng giả là phương pháp phục hình khá lý tưởng vì có thể khôi phục răng với chi phí thấp, tuy nhiên độ bền của cầu răng truyền thống không cao, thường phải thay mới sau 5 – 7 năm sử dụng, chính vì vậy cầu răng implant hiện là giải pháp được nhiều nha sĩ khuyên dùng.
Cầu răng giả bằng implant thường được áp dụng cho trường hợp mất nhiều răng liên tiếp mà không cần mài nhỏ trụ răng, bảo tồn răng thật một cách tối đa.
Nếu đang phân vân chưa biết nên chọn phương pháp nào để phục hình răng, hãy liên hệ trực tiếp với Bệnh viện Răng Hàm Mặt Worldwide để được giải đáp cụ thể cho tình trạng của mình nhé!