Bà bầu có nên niềng răng không? Niềng răng có ảnh hưởng đến mang thai không?

Tình trạng răng mọc không đều đặn, thiết tính thẩm mỹ sẽ khiến nhiều người mất tự tin, đặc biệt là các phụ nữ nên thực hiện niềng răng chỉnh nha là 1 phương pháp ngày càng được nhiều người áp dụng. Nhưng vì lý do thời gian niềng răng khá dài và tính thẩm mỹ của nó trong suốt quá trình không cao nên nhiều người muốn kết hợp thời gian nghỉ ngơi khi họ mang thai để chỉnh nha. Vậy bà bầu có nên thực hiện niềng răng không? Việc niềng răng có ảnh hưởng đến mang thai không?

Bà bầu có nên niềng răng không?

Hàm răng bị thiếu thẩm mỹ: xô lệch, hô, móm hay sai lệch khớp cắn… là những điều không ai mong muốn. Khi gặp phải những trường hợp này, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc thực hiện niềng răng. Tuy nhiên, việc niềng răng chỉnh nha sẽ có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố đó là thời điểm. Thời điểm phù hợp giúp nâng cao hiệu quả điều trị đồng thời tạo điều kiện cho bác sĩ cũng như tránh được những bất lợi không cần thiết đối với bệnh nhân.

Việc thực hiện niềng răng khi mang thai, xét về cơ chế thì hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là sẽ không có những ảnh hưởng gián tiếp. Về cơ bản, thiệc hiện niềng răng chỉnh nha là việc điều chuyển răng về đúng vị trí với việc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như mắc cài, dây cung, thun cố định mắc cài hay khay niềng. Các dụng cụ hỗ trợ này không xâm lấn, không gây tác động xấu đến kết cấu xung quanh như nướu, lợi, các mô và dây thần kinh liên cận. Việc niềng răng không sử dụng thuốc do đó sẽ không ảnh hưởng đến bé.

Tuy nhiên, như đã đề cập, có những ảnh hưởng gián tiếp mà các bà bầu cần cân nhắc trước khi niềng:

Thời gian niềng kéo dài từ 1 năm – 2 năm. Mang thai trong giai đoạn này sẽ khiến các bà bầu gặp nhiều khó khăn trong việc đi thăm khám và nắn chỉnh răng định kì. Quá trình thăm khám răng khi đang mang bầu khá bất tiện. Bà bầu sẽ phải vất vả hơn rất nhiều, nhất là khoảng thời gian cuối của thai kì, chuẩn bị cho việc sinh nở sẽ phải tạm hoãn việc đến nha khoa kiểm tra và chỉnh nắn răng.

Trước khi thực hiện niềng răng, để xác định rõ cấu trúc hàm và tình trạng của răng, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp xquang panorama. Nếu khi đó đang mang bầu, bạn cần phải nói với bác sĩ trước để có hướng xử lý, đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh gây ảnh hưởng đến bé.

Để đảm bảo hiệu quả việc niềng răng, có thể bạn sẽ phải nhổ 2-4 răng. Nhổ răng sẽ gây đau nhức trong vài ngày đầu và đặc biệt ông bà ta quan niệm, đây là điều rất kiêng kị khi mang thai.

Niềng răng mắc cài sẽ khiến bạn phải kiêng một số đồ ăn thức uống. Việc nhai, xé khó khăn, ăn uống và sinh hoạt cũng khó lòng mà được như thông thường. Chính vì thế, có khả năng bạn sẽ không thể ăn đầy đủ chất. Dinh dưỡng mà không đầy đủ sẽ bất lợi đến sự phát triển của thai nhi.

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đưa ra quyết định niềng răng sẽ giúp cho các bạn tránh được những phiền toái trong suốt giai đoạn thai kì.

Niềng răng có ảnh hưởng đến mang thai không?

Các nạn cứ yên tâm về vấn đề mà bạn đang lo lắng nhé ! Việc thực hiện niềng răng chỉnh nha có thể thực hiện trong quá trình bạn mang thai hoặc có thể thực hiện trước khi bạn có ý định mang thai ít tháng. Bởi vì niềng răng là thủ thuật sử dụng các mắc cài niềng răng để cố định trên vị trí bề mặt răng miệng nhằm tạo ra lực kéo để kéo và dịch chuyển các răng về vị trí mới như mong muốn, tạo nét thẩm mỹ cho khuôn miệng, chứ không hề can thiệp vào cấu trúc của răng, làm cấu trúc răng thay đổi hoặc làm cho răng bị ảnh hưởng gây tổn thương đến các bộ phận khác.

Hơn nữa, khi chỉnh nha, các mẹ bầu sẽ không cần sử dụng thuốc cho nên không hề ảnh hưởng gì đến em bé, giai đoạn cho con bú. Vậy nên, việc niềng răng lúc này sẽ không hề có bất kỳ ảnh hưởng gì đến cơ thể của mẹ và con.

0928387989