Vì nhiều lí do, bạn mất răng. Do mặc cảm và do tiết kiệm bạn chưa thực hiện các biện pháp khắc phục điều đó. Vậy nếu mất răng mà không trồng răng thì có bị ảnh hưởng, tác hại gì không?
Những nguyên nhân gây mất răng thường gặp
- Nguyên nhân do bệnh nhân tuổi cao khiến răng lão hoá, răng không còn vững chắc.
- Nguyên nhân do bệnh nhân bị bẩm sinh bị thiếu mất răng ở 1 vị trí nhất định nào đó.
- Nguyên nhân do bệnh nhân có sự thay đổi hormone ở tuổi dậy thì và thời kỳ mang thai khiến răng nhạy cảm, sự đề kháng của nướu giảm, răng dễ bị vi khuẩn tấn công.
- Nguyên nhân do bệnh nhân mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, áp xe răng, viêm nướu, …
- Nguyên nhân do bệnh nhân ăn nhiều chất béo, đồ ngọt, dẻo và thường xuyên uống các chất kích thích như cà phê, rượu, bia.
- Nguyên nhân do bệnh nhân hút thuốc lá.
- Nguyên nhân do bệnh nhân không cạo vôi răng và khám răng định kỳ.
- Nguyên nhân do bệnh nhân mắc một số bệnh lý ít gặp như: nang bướu vùng xương hàm, ung thư vùng hàm mặt và xương hàm.
- Nguyên nhân do bệnh nhân bị chấn thương vùng răng, hàm do bị tai nạn hoặc bị tác động mạnh.
Không trồng răng có sao không?
Nếu không trồng răng hậu quả như sau:
Bệnh nhân làm mất tính thẩm mỹ cho răng của mình: Khi không có răng, đặc biệt là răng cửa và răng nanh bệnh nhân sẽ tự ti khi giao tiếp, ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc sống.
Làm ảnh hưởng đến các răng còn lại: Sự khiếm khuyết của răng trên hàm sẽ khiến cho các răng kế cận bị xô lệch nhau, làm nghiêng ngả, răng đối diện với răng đã mất có xu hướng trồi lên gây mất cân bằng giữa các răng của bạn.
Các răng khác xung quanh nghiêng ngả, răng đối diện thì trồi lên theo hướng răng đã mất.
Làm tiêu xương ổ răng: Lực nhai giảm tác động lên các xương ổ răng, lâu ngày gây ra bệnh tiêu xương, tụt nướu.
Bị lão hoá sớm: Việc tiêu xương sẽ gây hậu quả làm da chảy xệ, nhăn nheo hóp má.
Làm giảm chức năng nhai: Mất răng khiến chức năng nhai ngày một suy giảm, việc nghiền nát thức ăn cũng khó khăn hơn đặc biệt đối với thức ăn cứng, ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng của bệnh nhân.
Việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn: Răng không còn, vì vậy khi ăn thực ăn sẽ tồn đọng lại tại đó, lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các răng khác.
Là điều gây khó khăn khi muốn phục hình răng: Việc cấy ghép Implant nha khoa sau khoảng thời gian dài thì các bác sĩ phải tiến hành ghép xương răng.
Làm gì khi răng bị mất?
Khi phát hiện mình bị mất răng, bạn đừng chần chừ mà hãy gọi hoặc đến ngay trung tâm nha khoa Dr Hùng và Cộng sự để các bác sĩ với tay nghề cao và giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn tìm cách giải quyết triệt để tình trạng này. Bạn yên tâm rằng tại đây máy móc và trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất khang trang chắc chắn mang đến có bạn sự hài lòng nhất.
Tham khảo thêm Lợi ích của cấy ghép Implant trong cuộc sống của bạn để có đủ kiến thức và lựa chọn phương pháp trồng răng sau khi bị mất răng nhé.